Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Triển vọng chống lại Covid 19 là mơ hồ

Song song với những bản tin về việc bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ở Đức, nhà cầm quyền Đức vẫn kiên quyết cho người dân biết rõ sự thật: “Chúng ta phải dự trù việc hai năm nữa mới có vaccine”, Bộ trưởng Y tế Spahn thông báo trên đài truyền hình hôm tuần rồi. Và nước Đức đang cố tìm một con đường đi trong trường hợp không có vaccine, như đã nói trong những bài trước, tăng xét nghiệm. Và xét nghiệm.
Từ thử nghiệm lâm sàng đến việc đưa vaccine vào thị trường quả thật là con đường rất dài, dự tính là một đến một năm rưỡi. Nhưng tại sao bây giờ là hai năm?
Câu trả lời: người ta cần tìm ra một loại vaccine có tác động miễn dịch mạnh hơn chính bản thân con virus Sars-CoV-2.

💥
TRIỂN VỌNG VỀ MIỄN DỊCH CHỐNG LẠI COVID-19 LÀ MƠ HỒ
Con đường dẫn đến một loại vaccine bảo vệ chống lại Sars-CoV-2 sẽ không là con đường dạo chơi. Những hiểu biết về coronavirus dường như còn quá ít.
Bài viết của Sascha Karberg
Dịch từ bản gốc
*
Có nhiều hy vọng rằng vaccine Covid-19 có thể giúp chấm dứt khủng hoảng và đưa thế giới trở về tình trạng bình thường. Với niềm hân hoan hưng phấn người ta thông báo những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đang được bắt đầu ở Đức, đợt thử nghiệm thứ tư trên thế giới theo thống kê của WHO. Thử nghiệm này cùng với khoảng 70 dự án vaccine mà các nhà khoa học trên thế giới hiện đeo đuổi đều được mọi người cầu chúc cho thành công.
Tuy nhiên cho đến nay, không có thứ vaccine nào chống lại virus corona truyền nhiễm ở người được biết đến. Ngay cả những loại corona vô hại chỉ gây sổ mũi, loại Mers - corona ở Ả Rập từ lạc đà lây sang người, hoặc loại Sars - corona năm 2002 ở Trung Quốc.
*
Hệ thống miễn dịch không tạo bộ nhớ lâu dài chống lại coronavirus
Điều này không phải (chỉ) do thực tế là có quá ít nhà nghiên cứu làm việc với quá ít hỗ trợ tài chính, mà còn vì lý do khoa học. Hệ thống miễn dịch phản ứng với Sars-CoV-2 theo cách mà, một số kháng thể nhất định không được hình thành hoặc không được sản xuất với số lượng đủ lớn để bộ nhớ của hệ thống miễn dịch có thể thiết lập lâu dài.
Điều này được dẫn giải từ một nghiên cứu của "Hội đồng tư vấn khoa học thử nghiệm quốc gia" tại Anh, phổ biến trên Preprint-Server “Medrxiv“, tuy nhiên còn chưa được các chuyên gia độc lập kiểm tra.
Họ đã thử máu từ các bệnh nhân Covid-19 trước đây để tìm kháng thể, IgM và IgG. Trong khi các kháng thể IgM được hình thành nhanh chóng sau khi bị nhiễm bệnh, thì IgG chỉ xuất hiện ba tuần sau khi bị nhiễm, đó là dấu hiệu cho thấy sự thiết lập của một bộ nhớ miễn dịch.
Trong 40 đối tượng được kiểm tra, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự sụt giảm các kháng thể IgG sau hai tháng, kể từ khi xuất hiện triệu chứng Covid 19. Và sau hai tháng, ở nhiều người (khoảng một nửa) kháng thể IgM hầu như không được tạo ra.
Điều đặc biệt đáng chú ý là không có mối liên hệ nào giữa mức độ nặng hay nhẹ của bệnh Covid 19 và việc sản xuất kháng thể: Những người bị bệnh nặng không có nghĩa là sau đó sẽ được bảo vệ tốt hơn hoặc có một thời gian miễn dịch dài hơn.
*
Mặc dù đã có nhiều thử nghiệm nhưng không có vaccine hiệu quả chống lại coronavirus ở động vật
Câu hỏi còn bỏ ngỏ là, liệu có một loại vaccine nào hiệu quả hơn chính bản thân con virus Sars-CoV-2 có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều kháng thể IgM hơn. Kinh nghiệm ở động vật thì không khả quan.
Động vật cũng có virus corona: IBV tấn công gia cầm, FIPV tấn công mèo, PEDV và SADS ở heo. Còn lại là corona lây từ dơi. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để phát triển một loại vaccine chống lại các loại virus này, nhưng chỉ có một loại đã được phê duyệt là loại chống lại IBV ở gà. Nhưng nó không thể chống lại sự lây nhiễm bệnh, mà nó chỉ làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ở mèo thì không có vaccine chống FIPV coronavirus, sau khi bị bệnh nó được miễn nhiễm một thời gian ngắn cho đến khi tái nhiễm - "bất chấp những nỗ lực đáng kể", một nhóm nghiên cứu do Nicola Decaro từ Đại học Bari viết trên tạp chí "Nghiên cứu về Khoa học Thú Y“ vào đầu tháng Tư.
"Một trong những lý do chính" là vắc-xin thử nghiệm kích hoạt cơ chế khuếch đại kháng thể (ADE), nó gây bệnh nặng hơn cho con mèo tiêm vaccine, so với mèo không tiêm vaccine, nếu chúng bị nhiễm virus FIPV .
Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại vaccine không những không bảo vệ được mà còn làm trầm trọng thêm căn bệnh này.
Sau đó, nếu người ta cho rằng Sarx-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao và do đó cần có một loại vaccine rất hiệu quả để đạt được mức độ miễn dịch đủ cao trong dân số để virus không còn lây lan nữa, thì nhiều nhà nghiên cứu đang sốt sắng tìm cách tiêm vaccine vẫn không có nhiều lạc quan. Tuy nhiên, người ta vẫn mong mỏi họ thành công – mong mỏi họ đem kiến thức vượt qua khó khăn, và còn hơn như vậy nữa.
*
Đăng trên f, 25.04.2020
https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/675568179912273

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét