LOCKDOWN!!!
Lockdown trong mùa dịch là biện pháp kiểm dịch quy mô của chính quyền, là cách ly toàn bộ dân chúng tại nhà hay di chuyển họ đến một nơi an toàn khác, là tạm thời hạn chế hoạc xóa bỏ hoàn toàn quyền tự do di chuyển của người dân. Điều này nhằm chống lại sự bùng phát dai dẳng của dịch bệnh bằng cách giảm sự tiếp xúc giữa người và người. Cư dân trong khu vực lockdown chỉ được phép rời khỏi nhà của họ nếu thực sự cần thiết. Loại quy định này thường loại trừ việc thực hiện các hoạt động cơ bản (ví dụ: thăm bác sĩ, chăm sóc người yếu kém, mua thuốc, mua thực phẩm và đồ uống, v.v.) hoặc vì công việc trong các ngành nghề liên quan đến hệ thống xã hội, y tế và an ninh (ví dụ: công tác y khoa, tòa án, điều hành xã hội, cảnh sát và các lực lượng vũ trang, chữa cháy, cung cấp điện nước, v.v.) Tất cả các hoạt động không liên quan khác phải tạm thời bị gián đoạn trong thời kỳ lockdown và / hoặc được thực hiện tại nhà (tele-homework). Cảnh sát, lực lượng an ninh và có thể cả quân đội sẽ được điều động để giám sát và áp đặt biện pháp lockdown trên toàn dân.
*
Hiệu quả của lockdown
Nghiên cứu cho thấy các biện pháp can thiệp bắt đầu ở giai đoạn rất sớm của chính quyền Đức đã giảm bớt sự lây lan của đại dịch, so với các nước châu Âu xung quanh. Nếu không có biện pháp ngăn chặn nào, sẽ có 570.000 người ở Đức tử vong thay vì 7.000 người, cho đến ngày 4 tháng 5. Một nghiên cứu của UC Berkeley được công bố trên tạp chí Nature, dựa vào việc so sánh ảnh hưởng của các biện pháp chặn dịch ở sáu quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Pháp, Iran và Hoa Kỳ. Trong đó, Hoa Kỳ và Iran đã không áp dụng chặt chẽ biện pháp chặn dịch trên toàn quốc, ngược lại, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Pháp đã thực hiện triệt để biện pháp lockdown. Dựa trên cách so sánh tỷ lệ lây nhiễm đo được ở sáu nước, các nhà nghiên cứu cho rằng biện pháp lockdown đã ngăn ngừa 530 triệu ca nhiễm vào đầu tháng 4 (trong đó, con số ca nhiễm được tìm thấy qua xét nghiệm sẽ là 63 triệu so với con số ca nhiễm được báo cáo vào ngày 1 tháng Tư là 856.910).
*
Hậu quả của lockdown
Lockdown gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên cơ cấu xã hội và kinh tế, đặc biệt là tâm lý và sức khỏe con người.
Biện pháp phong tỏa trên nhiều tuần sẽ tuần phá vỡ các thói quen và mối quan hệ xã hội, người dân có nguy cơ mắc các bệnh như kháng insulin, teo cơ, tăng huyết áp và trụy tim, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa chất béo... Cách ly cá nhân dẫn đến trầm cảm, tức giận, hoảng sợ và căng thẳng mãn tính. Cách ly kéo dài dẫn đến thất vọng, thiếu ngủ, cô lập xã hội, người yếu kém không được chăm sóc đầy đủ, thông tin lệch lạc, khủng hoảng tài chánh và đói. Ngoài ra, lạm dụng trẻ em và bạo lực gia đình sẽ gia tăng.
Các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy thận, tim mạch... sẽ biến chứng nặng trong thời gian lockdown do bệnh nhân không được diều trị kịp thời.
*
Lockdown là vi phạm nhân quyền
Nếu căn cứ vào luật nhân quyền quốc tế thì rất khó áp đặt các hạn chế tự do đối với một người - nếu người đó không là mối nguy hiểm hoặc gây ra các rủi ro cụ thể đối với người khác. Các chính phủ nơi áp dụng lockdown đã không dựa trên luật nhân quyền quốc tế mà dựa trên sự biện minh pháp lý rằng đã xem xét và cần thiết phải thực thi các quyền lực đặc biệt. Ý, Pháp và Tây Ban Nha đã làm điều này trong đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, để biện minh cho việc hạn chế quyền ICCPR, các quốc gia ký kết phải thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi ban hành luật lockdown.
*
Lockdown lần 2
Khi phải trở lại với biện pháp chống dịch quy mô lần thứ hai, chính phủ và nhân dân thường gặp các khó khăn.
- Chính phủ sẽ không còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của dân chúng như lần thứ nhất.
- Từ chỗ khiếp hãi khi các ca nhiễm đầu tiên xuất hiện, ở lần lockdown thứ hai, vài trăm ca hay vài ngàn ca / ngày đã không còn làm người dân quá lo sợ.
- Cả chính phủ và nhân dân đều đối diện với một khó khăn chung: năng lực kinh tế đã suy kiệt.
- Nhân dân đã đánh mất phần nào lòng tin vào biện pháp chặn dịch của chính phủ, sau thất bại thứ nhất.
- Nhân dân đã không còn hào hứng trước huyền thoại "sau 2 tuần lockdown, mọi việc sẽ hoàn hảo".
*
Bài học Do Thái
Báo chí châu Âu xem tình trạng phải lockdown lần thứ 2 của Israel là bài học lớn.
Vào giữa tháng Ba, Israel trở thành một trong những nước bị nhiễm dịch nặng nhất khu vực Trung Đông. Đầu tháng Năm, chính phủ Israel tiến hành biện pháp lockdown khắc nghiệt, chỉ sau hai tuần con số ca nhiễm của Israel chỉ còn 16 ca/ngày. Israel trở thành tấm guơng - một trong những nước chống dịch thành công nhất trên thế giới. Trước những khó khăn kinh tế và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng (20%), chính phủ Israel đã bãi bỏ lệnh lockdown. Do nhiệt độ khu vực lên đến 42°C, chính phủ cũng miễn luôn cho dân luật đeo khẩu trang. Cuộc sống bình thường trở lại với dân Israel với: tụ tập, tắm biển, party, quán bar, sàn nhảy, trường học...
Đầu tháng Bảy, dịch bệnh bùng phát trở lại ở Israel với 10.000 active case và hơn 1000 ca nhiễm/ ngày. Israel bị các nước phuơng Tây đưa vào danh sách "khu vực nguy hiểm". Ngày 09 tháng Bảy, với 1.464 ca nhiễm mới trên tổng cộng 35.500 ca, cho dân số 9 triệu, chính quyền Netanyahu ban hành lệnh lockdown lần hai ở Jerusalem, Bet Schemesch, Lod, Ramla, Kirjat Mal'achi và một số vùng phụ cận. Hàng ngàn người dân ở Tel Aviv xuống đường chống lại lệnh lockdown và chống lại chính quyền. Họ buộc tội chính phủ là tham nhũng và sống xa hoa. Họ kết án thủ tướng Netanyahu là gian lận, nhận hối lộ, và ngoại tình. Họ lên án biện pháp lockdown làm suy sụp nền kinh tế và gây áp bức lên đời sống người dân.
Lúc này, chính phủ và người dân đã không còn đồng hành với nhau trên con đường chống dịch.
*
Ý kiến của các chuyên gia ở Đức
Theo các cuộc khảo sát, hơn 70% người Đức vẫn sẵn sàng chấp nhận các biện pháp chống dịch chặt chẽ hơn để giảm nguy cơ đại dịch quay lại. Tuy nhiên các nhà kinh tế và xã hội học cho rằng, lockdown chỉ có thể thực hiện hoàn hảo lần thứ hai, nếu lãnh đạo chính phủ tuân thủ ba điều kiện:
1. Các chuyên gia phải đưa ra nhận dịnh rõ ràng: "Đây thực sự đã là làn sóng thứ hai chứ không còn là những đợt bùng phát nhỏ, cục bộ."
2. Các chính trị gia phải có quan điểm nhất quán và đáng tin cậy ở tất cả các cấp bậc từ địa phuơng đến trung uơng, từ tiểu bang đến liên bang.
3. Các chính trị gia phải đưa ra một kế hoạch minh bạch những biện pháp nào là cần thiết và "trong bao nhiêu lâu". Trên hết là họ phải đảm bảo sự tồn tại kinh tế của người dân trong thời gian này.
*
Links lưu giữ thông tin:
https://www.tagesschau.de/ausland/demonstrationen-israel-101.html
https://www.focus.de/gesundheit/news/mehr-faelle-striktere-massnahmen-soziologie-professor-zweiten-lockdown-uebersteht-deutschland-nur-unter-drei-bedingungen_id_12257898.html
https://de.wikipedia.org/wiki/Massenquarant%C3%A4ne
https://de.wikipedia.org/wiki/COVID-19-Pandemie_in_Israel
https://en.wikipedia.org/wiki/International_Covenant_on_Civil_and_Political_Rights